Du lịch: 0948346555 - Quản lý bảo vệ rừng: 0919052111 - Cứu hộ động vật: 0915659417

Tổng quan

A building with a flag in front of it Description automatically generated

Trụ sở Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

– Địa chỉ: Thi trấn Phong Nha – huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình

– Điện thoại/Fax: (0232) 3677021

– Email: pnkb@quangbinh.gov.vn

Vị trí: Nằm ở tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam; toại độ địa lý: 17021’12” đến 7044’51” vĩ độ Bắc; 105046’33” đến 106023’33” kinh độ Đông.

Diện tích: 123.326 ha, gồm 03 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (100.296 ha); phân khu phục hồi sinh thái (19.619 ha); phân khu hành chính dịch vụ (3.411 ha).

Vùng đệm có diện tích 219.855,34 ha thuộc 13 xã (gồm các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa, Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa; các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch thuộc huyện Bố Trạch và xã Trường Sơn thuộc huyện Quảng Ninh).

A map of vietnam with green areas Description automatically generated

Bản đồ tổng quan Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Năm thành lâp: 2001, tiền thân là Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha

Xếp hạng UNESCO: Di sản Thiên nhiên Thế giới;  tiêu chí (viii) địa chất, địa mạo (2003);  tiêu chí (ix) hệ sinh thái và (x) Đa dạng sinh học (2015).

Xếp hạng quốc gia: Di tích Quốc gia đặc biệt (2009).

Địa chất – địa mạo:

Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu, phần lớn diện tích là đá vôi và liên kết khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Namno của Lào tạo thành khối Karst rộng lớn Đông Nam Châu Á.

Phong Nha – Kẻ Bàng ngày nay là kết quả phát triển của 5 giai đoạn kiến tạo địa chất,  từ kỷ Ordovician (464 triệu năm) đến Đệ Tứ. Điều này được minh chứng qua các phức hệ hoá thạch cổ sinh phong phú và đa dạng đại diện cho tuổi địa tầng khác nhau.

A high angle view of a mountain Description automatically generated
Tháp Karst cổ ở Phong Nha – Kẻ Bàng

Hang động: Khảo sát, đo vẽ 404 hang động với tổng chiều dài 220km; chia thành ba hệ thống chính: hệ thống Phong Nha, hệ thống Vòm và hệ thống Chày. Hệ thống động Phong Nha – Kẻ Bàng có giá trị hàng đầu thế giới vì giữ được nguyên vẹn các giá trị về địa chất – địa mạo, được hình thành từ kết quả kiến tạo lớp vỏ Trái đất lâu dài; tiêu biểu như động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, Sơn Đoòng và  Hoà Hương,…

A large rock formation in a cave Description automatically generated with medium confidence

Thạch nhũ mọc lên từ dưới nước trong hang Va

Thuỷ văn: 03 con sông chính là sông Chàysông Son và sông Troóc. Nguồn nước cung cấp cho các con sông này là hệ thống các sông suối ngầm karst đổ ra các điểm ở  Én, hang Vòm, hang Tối và hang Phong Nha….

A river running through a valley Description automatically generated

Ngã ba sông Son

Thảm thực vật:15 kiểu sinh cảnh rộng lớn với 21 kiểu thảm thực vật quan trọng. Rừng kín thường xanh che phủ 93,5% diện tích, trong đó trên 90% là hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi lớn nhất Đông Nam Á và hầu hết chưa bị tác động.

A view of a forest and mountains Description automatically generated

Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Thực vật: Ghi nhận 2.952 loài thực vật thuộc 1.006 chi, 198 họ, 62 bộ, 11 lớp, 6 ngành, trong đó có 112 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 121 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN, 01 loài có tên trong các phụ lục CITES, 03 loài có tên trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP.

A high angle view of a mountain range Description automatically generated

Quần thể bách xanh núi đá ở Phong Nha – Kẻ Bàng

Động vật: Ghi nhận 1.394 loài động vật thuộc 835 giống, 289 họ, 66 bộ, 12 lớp, 4 ngành, trong đó có 84 loài trong sách Đỏ Việt Nam, 110 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới (IUCN), 55 loài có tên trong các phụ lục CITES, 40 loài có tên trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP. Trong đó có một số loài quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, voọc Chà vá chân nâu, vượn Đen má trắng, sao la, mang,…

A group of monkeys in the trees Description automatically generated

Voọc Chà Vá

Loài mới: Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi ghi nhận nhiều loài mới cho khoa học đầu thế kỷ 21; 42 loài mới được công bố trên toàn thế giới, trong đó có 38 loài động vật và 04 loài thực vật

A close-up of a spider Description automatically generated

Loài nhện mới Khorata protumida ở hang Bảy Tầng – VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Dân số vùng đệm: 68.501 người (tính đến tháng 12/2020); mật độ dân số trung bình 19,96 người/km2

Dân tộc: Ngoài người Kinh chiếm 83,1% tổng dân số, trong khu vực còn có nhiều tộc người khác nhau cùng sinh sống của 2 dân tộc chính là dân tộc Chứt (chiếm 4,3%, gồm các tộc người Sách, Mày, Rục, A rem) và dân tộc Vân Kiều (chiếm 12,6%, gồm các tộc người Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì).

A group of houses in a forest Description automatically generated
Bản làng người Vân Kiều

Di tích lịch sử – văn hoá: Bến phà Xuân Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh, đường 20 Quyết Thắng, đèo Mụ Giạ, A.T.P, Trà Ang, Cà Tang, cua Chữ A, Khe Ve, Hang Tám Cô, hang Chín Tầng, bến phà Nguyễn Văn Trỗi, đền Tiên sư tự cốc.

A red carpeted stairs leading up to a building Description automatically generated

Hang Tám cô

Lễ hội và Văn hóa truyền thống: Lễ hội Đập trống của người Ma Coong 16/2 ( Ân lịch),  xã Thượng Trạch; hát Tuồng bội của người Kinh ở Khương Hà (xã Hưng Trạch); lễ Lễ hội Rằm Tháng 3 Âm lịch Minh Hóa; Lễ hội Đền Nghe; Lễ hội Mừng cơm mới, Lễ xin nước tiên; Lễ mở cửa rừng…

A group of people holding a drum Description automatically generated

Lễ hội Đập trống của người Ma Coong

Di chỉ khảo cổ: Ghi nhận 33 di chỉ khảo cổ có niên đại từ 3.000 – 12.000 năm trước. Một số di chỉ đặc trưng ở Phong Nha – Kẻ Bàng, gồm: Di chỉ hang Bi Ký trong động Phong Nha gồm bàn thờ Chàm, 97 ký tự cổ khắc trên vách đá, tượng đá, mảnh gốm và nhiều bài vị chứa đựng các thông tin văn hoá Chăm Pa; Di chỉ ở xã Hưng Trạch, Sơn Trạch gồm những ngôi mộ chum bằng gốm, khuyên tai, lưỡi rìu đồng chứa đựng các thông tin văn hoá Đông Sơn và Sa Huỳnh.

A close-up of a rock Description automatically generated

Chữ Chăm cổ được khắc trong động Phong Nha

Translate by Google »