Chiều ngày 15/01/2025, Hội đồng đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN: “Nghiên cứu và đề xuất phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”do Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng chủ trì, ThS. Phạm Hồng Thái – Chủ nhiệm đề tài.
Tham dự Hội nghị có Đồng chí Nguyễn Trần Quang, TUV, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học nghiệm thu nhiệm vụ – Chủ trì hội nghị; các thành viên hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh; Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Đại diện Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo một số phòng chuyên môn của Sở KH&CN; đại diện lãnh đạo Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; đại diện lãnh đạo Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế và thành viên nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài.
Toàn cảnh Hội nghị
Với mục tiêu của nhiệm vụ là “Nghiên cứu và đề xuất phát triển các SPDL trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”,cụ thể: Khảo sát tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan văn hóa và giá trị sinh thái nhân văn dân tộc thiểu số (DTTS), qua đó đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch (SPDL) và định hướng, đề xuất các SPDL trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa của cộng đồng DTTS trong phạm vi nghiên cứu; Xây dựng bộ dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính cảnh quan văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS) và chia sẻ trên mạng thông tin toàn cầu (Website); Xây dựng một số SPDL trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa của cộng đồng DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Đề xuất một số giải pháp phát triển các SPDLtrải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa của cộng đồng DTTS, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng các dân tộc tham gia vào các chuỗi du lịch.
ThS. Phạm Hồng Thái – Giám đốc BQL VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, Chủ nhiệm đề tài trình bày kết quả nghiên cứu
Tại buổi nghiệm thu, cơ quan chủ trì đã báo cáo những nội dung và kết quả nghiên cứu đạt được, cụ thể: Đề tài đã tổng hợp được các cơ sở lý luận và thực tiễn về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóacủa cộng đồng DTTS phục vụ phát triển du lịch; phân tích, đánh giá về tiềm năng nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, tình hình kinh tế – xã hội của cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Tập trung phân tích, xử lý số liệu điều tra khảo sát tại 120 thôn/bản của 15 xã vùng DTTS thuộc 05 huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, từ đó đã đánh giá, tổng hợp được 25 thôn/bản có TNTN và văn hóa đa dạng, phù hợp cho việc phát triển các SPDL; Xây dựng được bộ dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính cảnh quan văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS); Tổng hợp, biên tập và xây dựng 03 loại bản đồ chính phục vụ công tác nghiên cứu: (1) Bản đồ điều kiện tự nhiên vực nghiên cứu; (2) Bản đồ phân bố các dân tộc trên địa bàn nghiên cứu; (3) Bản đồ các SPDL của các tộc người thiểu số trên địa bàn nghiên cứu; Dựa trên các thông tin chi tiết và đánh giá, kết hợp phương pháp phân tích mô hình SWOT, đề tài đã đề xuất được 06 SPDL và 01 mô hình làng Du lịch cộng đồng vừa trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa lịch sử vừa gắn với văn hóa tộc người phù hợp cho từng địa bàn nghiên cứu, gồm: (1) SPDL trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa tộc người Mày và Khùa tại xã Dân Hóa và Trọng Hóa, huyện Minh Hóa; (2) SPDL trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa tộc người Mã-Liềng tại xã Lâm Hóa và Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa);(3) SPDL trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa tộc người Arem tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch; (4) SPDL trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa tộc người Ma-Coong tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch; (5) SPDL trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa tộc người Vân Kiều tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh; (6)SPDL trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa tộc người Vân Kiều tại xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy; (7) Mô hình Làng du lịch cộng đồng bản Rào Con, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch. Đề xuất 08 nhóm giải pháp, gồm: (1) Quy hoạch, xúc tiến đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng các DTTS; (2) Khai thác hiệu quả các giá trị TNTN và văn hóa để đa dạng hóa các SPDL của cộng đồng các DTTS; (3) Nâng cao công tác quản lý và đào tạo phát triển NNL có chất lượng cho phát triển du lịch cộng đồng các DTTS; (4) Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá các SPDL của cộng đồng các DTTS; (5) Ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ và chuyển đổi số cho phát triển du lịch cộng đồng các DTTS; (6) Tăng tính liên kết và chia sẻ lợi ích giữa cộng đồng các DTTS và các bên liên quan; (7) Bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa của cộng đồng các DTTS; (8) Bảo vệ nguồn TNTN và môi trường trong khai thác du lịch tại cộng đồng các DTTS. Việc đề xuất các SPDL này góp phần đa dạng hóa SPDL, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa truyền thống địa phương của du khách khi đến với Quảng Bình.
Các thành viên Hội đồng nhận xét, đánh giá cấp tỉnh
Sau khi nghe chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả thực hiện đề tài, các thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh đã đưa ra các ý kiến nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đề tài. Các ý kiến đều đánh giá rất cao kết quả đạt được của nhiệm vụ, Hội đồng nhận định đề tài là một công trình nghiên cứu công phu, có hàm lượng khoa học cao và có tính ứng dụng trong thực tiễn rất lớn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung vào lý luận và thực tiễn về đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế, giá trị tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa của địa phương để xây dựng các SPDL trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa của cộng đồng DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đồng thời, có thể làm tài liệu tham khảo cho tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư đến hoạt động du lịch, văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh và các thành viên chụp ảnh lưu niệm
Kết luận hội nghị, Chủ tịch Hội đồng Khoa học đề nghị cơ quan chủ trì tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng Khoa học và chỉnh sửa báo cáo, giao nộp các sản phẩm của đề tài theo quy định.
Kết quả: Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài đạt Xuất sắc./.