Du lịch: 0948346555 - Quản lý bảo vệ rừng: 0919052111 - Cứu hộ động vật: 0915659417

Hoa hậu trong nhà họ khỉ

Nằm trong vùng núi đá vôi, rừng mưa nhiệt đới, nơi trú ẩn an toàn và giàu có về nguồn thức ăn, Phong Nha – Kẻ Bàng được xem là nơi có số loài và mật độ thú linh trưởng cao nhất – 10 loài trong tổng số 24 loài thuộc bộ linh trưởng có mặt ở Việt Nam. Trong đó, có 4 loài  nằm trong chi Macaca, thuộc họ khỉ  Cựu thế giới có (Cercopithecidae), gồm:  Khỉ đuôi lợn (Macaca nemestrina), Khỉ mốc (Macaca assamensis), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) ; có  3 loài nằm trong chi Pygathrix và Trachypithecus  thuộc Phân họ khỉ ngón cái ngắn (Colobinae); có Vượn đen má trắng (Nomascus siki)  thuộc họ Khỉ không đuôi và 2 loài nằm trong họ Lorisoidea là Cu li lớn (Nycticebus coucang), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus).

Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) được bầu chọn là hoa hậu của nhà họ khỉ do vẻ đẹp lộng lẫy bởi bộ long được phối từ năm sắc màu một các hài hòa, cân đối; khuôn mặt sáng; long mày dày màu từ trắng xám đến xám; hố mắt sâu, đen hơi xếch. Long trán, đỉnh đầu màu đen. Cổ và ngực màu hung đỏ từ rực rỡ đến nhạt. Lưng màu xám nhạt hoặc lốm đốm trắng, lông ở vai màu xám đen. Chân, tay dài. Cánh tay từ khủy đến mu bàn tay trắng xám. Đùi màu đen, ống chân hung đỏ đến nâu đỏ thẫm. Mu bàn chân và ngón màu đen. Đuôi rất dài.

Chà vá chân nâu một loài có tổ chức xã hội khá ấn tượng.  Mỗi đàn đều có các gia đình riêng, các gia đình cộng lại thành bầy lớn bảo vệ lãnh thổ bằng tiếng kêu phô trương thanh thế . Hàng ngày, gia đình nhà Chà vá thức dậy lúc sáng sớm trên các bụi cây rậm rạp, rồi cùng nhau đi kiếm ăn. Chừng khoảng giữa trưa, chúng tranh thủ nghỉ ngơi dưới sự phân công cảnh giác của các con đực, đến gần cuối  chiều cả đàn lại tiếp tục hành trình tìm kiếm cái ăn, chơi đùa cho đến lúc hoàng hôn.  Thức ăn của chúng gần như toàn lá cây,  hoặc bổ sung thêm trái cây, chồi non. Chúng họp thành bầy khoảng 4-15 con nhưng cũng có khi lên đến 50 con, có một con đực làm chủ đàn. Khi di chuyển, con đực đi đầu, chà vá cái ở giữa và chà vá non đi sau cuối.

Khi có biến, chà vá chân đỏ thường rút lui lặng lẽ nhưng nếu bị bắt gặp bất chợt chúng có thể kêu hú inh ỏi, leo trèo nháo nhác làm náo động cả một thửa rừng. Thường thì chúng ngồi gần như bất động ăn lá cây và bắt chấy cho nhau nên đoàn thủy thủ trên một chiếc tàu Âu châu cập bến Đà Nẵng năm 1819 đã ghi rằng trong một buổi sáng, họ bắn được hơn 100 con chà vá chân đỏ.

Thực hiện  PNKB

 

Translate by Google »